Có rất nhiều khái niệm để trả lời cho câu hỏi: Chữ ký số là gì? WINCA xin liệt kê một vài khái niệm tiêu biểu để anh/chị được hiểu rõ hơn về khái niệm chữ ký số:
CHỮ KÝ SỐ LÀ GÌ?
Chữ ký số là một tập con của chữ ký điện tử. Có thể dùng định nghĩa về chữ ký điện tử cho chữ ký số: Chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video…) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó
Theo Hải quan Việt Nam: Chữ ký số cũng giống như chữ viết tay. Bạn dùng nó để xác nhận lời hứa hay cam kết của mình và sau đó không thể rút lại được
Theo BHXH Việt Nam: Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử dùng để ký các loại văn bản điện tử dựa trên công nghệ mã hoá
Theo cán bộ Thuế: Chữ ký số là một dạng chữ ký chỉ dùng được trong môi trường số, giao dịch điện tử với máy tính và mạng internet…
Tất cả những khải niệm trên đều đúng cho câu hỏi Chữ ký số là gì? nhưng có vẻ hơi mang tính kỹ thuật, khiến anh/chị cảm thấy xa lạ, WINCA xin giải thích theo mục đích sử dụng của Doanh nghiệp như sau:
CHỮ KÝ SỐ DÙNG ĐỂ LÀM GÌ ?
Chữ ký số còn được gọi là chứng thư số là một con dấu để xác nhận văn bản này là của của Doanh nghiệp sử dụng để ký vào những báo cáo, văn bản mà Doanh nghiệp giao dịch như:
• Dịch vụ hành chính công điện tử:
Kê khai thuế qua mạng
Các dịch vụ Bảo hiểm xã hội điện tử
Chính Phủ điện tử
Văn phòng điện tử
Công bố sản phẩm qua mạng
Đấu thầu trực tuyến…
• Các dịch vụ khác:
Email: Ký vào email trước khi gửi để xác định chính người gửi
Chứng khoán: Giao dịch chứng khoán trực tuyến
Ngân hàng: Giao dịch qua ngân hàng trực tuyến an toàn tuyệt đối
Ký văn bản: Ký vào các hợp đồng, văn bản, hóa đơn… điện tử…
Tùy vào nhu cầu mà mỗi Doanh nghiệp sẽ sử dụng chữ ký số vào những mục đích khác nhau. Nhưng có một điều chắc chắn khi sử dụng chữ ký số điện tử, Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm chi phí từ đó thúc đẩy kinh doanh và sản xuất phát triển.
Lưu ý: Kể từ ngày 01/07/2013 việc sử dụng chữ ký số trong các giao dịch kê khai, nộp thuế với Cơ quan Thuế đều phải thực hiện qua mạng
Trên đây WINCA đã trả lời cho anh/chị câu hỏi: Chữ ký số là gì? Chữ ký số dùng để làm gì?
CHỨNG THƯ SỐ LÀ GÌ? NHỮNG NỘI DUNG CÓ TRONG CHỨNG THƯ SỐChứng thư số là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp. Chứng thư số có thể được xem như là “chứng minh thư” để sử dụng trong môi trường của máy tính và Internet. Chứng thư số được sử dụng để nhận diện một cá nhân, một máy chủ, hay là một vài đối tượng khác và gắn định danh của đối tượng đó với một public key, được cấp bởi những tổ chức có thẩm quyền xác định nhận danh và cấp chứng thư số. Chứng thu số được tạo bởi nhà cung cấp dịch vụ chứng thực trong đó chứa public key và các thông tin của người dùng theo chuẩn X.509. Khóa bí mật của chữ ký số bắt buộc phải lưu trữ trong một thiết bị phần cứng chuyên dụng là USB Token hoặc SmartCard được cung cấp bởi nhà cung cấp. Các thiết bị này đảm bảo khóa bí mật không bị copy hay bị virus phá hỏng.
NỘI DUNG CỦA CHỨNG THƯ SỐ:
Tên của thuê bao
Số hiệu của chứng thư số (số seri)
Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
Tên của tổ chức chứng thực chữ ký số (Ví du: WIN CA)
Chữ ký số của tổ chức chứng thực chữ ký số.
Các thư hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng số.
Các hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông.
Các hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Chứng thư số là cặp khóa đã được mã hóa dữ liệu gồm thông tin công ty & mã số thuế của DN, dùng để ký thay cho chữ ký thông thường , được ký trên các loại văn bản và tài liệu số như : word, excel, pdf….., những tài liệu này dùng để nộp thuế qua mạng, khai hải quan điện tử và thực hiện các giao dịch điện tử khác.
TẠI SAO DOANH NGHIỆP PHẢI SỬ DỤNG CHỮ KÝ SỐ?
Từ ngày 01/7/2013, Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực: các doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế qua mạng. Cụ thể như sau:
Khoản 4, Điều 1, Luật số 21/2012/QH 13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế thì nghĩa vụ của người nộp thuế có bổ sung như sau: “Nếu người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Kê khai thuế qua mạng thực chất là việc gửi các Tờ khai thuế đã được kết xuất ra file *.pdf từ phần mềm HTKK lên website http://kekhaithue.gdt.gov.vn/ của Tổng cục Thuế. Để có thể gửi file, mỗi doanh nghiệp cần có một Tài khoản đăng nhập và một Chữ ký số dùng để “ký” lên các file trước khi nhấn nút “Gửi tờ khai”.
Tài khoản đăng nhập thì được Tổng cục Thuế cấp miễn phí sau khi hoàn tất các bước đăng ký nhưng “Chữ ký số” thì phải mua của các tổ chức được phép cung cấp Chứng thư số (VNPT, FPT, VINA, Viettel…). Do đó, muốn thực hiện được việc kê khai thuế qua mạng, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng chữ ký số.
CHỮ KÝ SỐ WINCA DÙNG ĐỂ LÀM GÌ ?
Kê khai thuế
Nộp tờ khai thuế
Nộp tiền thuế điện tử
Khai báo Hải quan
Xuất nhập khẩu hàng hoá
Dịch vụ công trực tuyến
Đăng ký kinh doanh
Công bố xuất xứ, đấu thầu
Kê khai BHXH điện tử
Báo tăng, báo giảm lao động
Đăng ký sổ bảo hiểm...
Hoá đơn điện tử
Kho bạc Nhà nước...
Giao dịch trực tuyến
Giao dịch ngân hàng, chứng khoán
Ký hợp đồng, pdf, word, email...
LỢI ÍCH CỦA CHỮ KÝ SỐ WINCA
THƯƠNG HIỆU WINCA với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp toàn quốc
PHÁP LÝ Đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch điện tử
AN TOÀN Đảm bảo an toàn bảo mật thông tin
BẢO MẬT Ngăn chặn khả năng giả mạo, bảo mật thông tin
NHANH CHÓNG Tiết kiệm thời gian xử lý văn bản hành chính
XÁC ĐỊNH TÁC GIẢ Xác định được nguồn gốc của văn bản
TẠI SAO NÊN CHỌN WINCA
Tính hợp pháp - Tuân thủ chặt chẽ quy định của Nghị định 119/2018/NĐ-CP, TT32/2011/TT-BTC, TT39/2014/TT-BTC
Uy tín hàng đầu - Tổng cục Thuế chứng thực, Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội thẩm định đánh giá cao và hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước tin tưởng lựa chọn
Tiết kiệm chi phí đầu tư - Không cần đầu tư cơ sở hạ tầng. Tiết kiệm 90% chi phí in ấn, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn.
Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ - Đáp ứng mọi nghiệp vụ cơ bản và nâng cao trong khởi tạo, phát hành hóa đơn, báo cáo thuế.
An toàn, bảo mật tuyệt đối - Khả năng ngăn chặn tác động xấu, virus xâm nhập dữ liệu hóa đơn doanh nghiệp, sử dụng công nghệ điện toán đám mây đảm bảo an toàn cho quá trình lưu trữ.
Khả năng tích hợp cao - Sẵn sàng kết nối với mọi phần mềm kế toán, bán hàng và các phần mềm quản trị khác để phát hành hóa đơn điện tử.
[post-views] TỪ NĂM 2018, DOANH NGHIỆP SẼ KHÔNG TỰ IN HÓA ĐƠN Các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại sẽ dùng hóa đơn tự in trực tiếp từ máy tính tiền và định kỳ chuyển dữ … Xem Chi Tiết
[post-views] Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện hóa đơn điện tửTừ ngày 01-11-2020 bắt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại NĐ 119/2018/NĐ-CP. Những thông tin bắt buộc các doanh nghiệp … Xem Chi Tiết
[post-views] Giảm thuế suất TNDN cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ xuống 15% và 17%Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có điều kiện phát triển cũng như thúc đẩy sự tích luỹ, tái đầu … Xem Chi Tiết